Chị M., cử nhân điều dưỡng tại một bệnh viện (BV) quận ở TP.HCM, cho biết mình có thâm niên công tác 7 năm và đã nghỉ việc được 3 tháng. Đây là một BV hạng 1.
"Trước khi nghỉ, một tháng, tiền lương cơ bản của tôi và một số khoản là 5,8 triệu đồng. Tiếp đến là thu nhập tăng thêm, tiền giường, tiền dịch vụ, tiền trực tầm 8 - 9 triệu đồng. Như vậy, một tháng thu nhập 13 - 14 triệu đồng. Hằng quý còn được tiền thu nhập tăng thêm trên 10 triệu đồng. Nhưng công việc vất vả", chị M. chia sẻ. Sau khi nghỉ việc tại BV quận, chị M. vào làm việc tại BV tuyến thành phố, nhưng tổng thu nhập mỗi tháng chỉ trên 6 triệu đồng (gồm cả tiền trực) mức thu nhập này được duy trì 1 năm, sang năm thứ 2 chị mới được hưởng các khoản dịch vụ. Vì lương thưởng không như nguyện vọng, chị M. đã nghỉ và xin làm ở một BV tư nhân. Theo chia sẻ của chị M., mức lương hiện tại chị hưởng cũng như ở BV ban đầu, nhưng công việc thì thoải mái hơn.
Nhân viên y tế cần được tăng lương để yên tâm công tác
Bác sĩ H. đang công tác tại một BV nhi ở TP.HCM cũng cho biết sau 17 - 18 năm công tác thì lương của bà ở mức hơn 4.0, tổng thu nhập mỗi tháng cũng chỉ tầm 11 triệu đồng. "Nếu từ 1.7 lương tăng 30% nhưng thu nhập tăng thêm giảm, việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc để tính lương cũng tác động đến tổng thu nhập thì cũng vậy (giảm tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ)", bác sĩ H. nói. Nhưng theo bà, cũng tùy vào vị trí công tác của bác sĩ nên việc thu nhập khác nhau, như bác sĩ phẫu thuật sẽ có thêm tiền phẫu thuật, đủ trang trải đời sống.
Bệnh viện loHầu hết BV tự chủ tài chính tại TP.HCM đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn sau đại dịch Covid-19. Lãnh đạo BV một quận than "rầu khi lương cơ sở tăng". Ông cho rằng trong bối cảnh BV tự chủ, lương cơ sở tăng, nhưng miếng bánh lương chỉ cố định. Trong khi đó, với BV quận thì nguồn thu bảo hiểm y tế (BHYT) là chính, nhưng giá BHYT chưa tăng thì chưa có nguồn bù vào. Muốn trích lập quỹ lương tăng theo lương cơ sở thì phải "bóp" các nguồn chi khác, thành ra lương cơ sở tăng sẽ không cải thiện lương nhân viên tăng rõ rệt.
"Trong khi đó, tăng lương cơ sở thì chỉ tăng cho cán bộ, công chức, viên chức, còn người lao động ký hợp đồng thì sao, họ vẫn làm và cống hiến cho BV? Nếu không chia sẻ việc tăng lương này cho nhân viên hợp đồng thì cũng sẽ khó xử, nhất là điều dưỡng, hộ lý vốn có ít nguồn thu nhập và cả BS mới ra trường", vị giám đốc BV nói và hy vọng giá khám chữa bệnh BHYT tăng theo để bù vào nguồn chênh lệch này.
Giám đốc một BV đa khoa hạng 1 tự chủ cho biết BV cũng sẽ cố gắng thu xếp nguồn thu - chi để nhân viên y tế của mình được hưởng lương theo quy định. Vì sẽ phải trang trải cho quỹ lương thì thu nhập tăng thêm cho nhân viên sẽ xa vời hơn, và như vậy sẽ tiếp tục nhờ ngân sách hỗ trợ.
Nếu bệnh viện nào giải quyết được nguồn cải cách tiền lương, tăng lương thì thu nhập tăng thêm và khen thưởng, phúc lợi cuối năm sẽ bớt đi.
Một cán bộ tài chính ngành y tế TP.HCM
Trong khi đó, lãnh đạo BV chuyên khoa tự chủ có thu nhập cao tại TP.HCM chia sẻ BV của ông đủ đáp ứng chi tăng lương và thu nhập tăng thêm vài năm vì quỹ cải cách tiền lương tích lũy còn. Nhưng theo ông, Bộ Y tế cần sớm ban hành giá viện phí mới để đủ có nguồn trả trong những năm tiếp theo, nếu không thì BV cũng sẽ hụt hơi.
Một cán bộ tài chính ngành y tế TP.HCM cho rằng việc tăng lương này gây khó khăn cho các BV tự chủ vì giá viện phí không tăng theo kịp. Vì vậy, hiện các BV phải gồng gánh, khi đi vào thực tiễn khó chỗ nào thì đề xuất. "Nếu BV nào giải quyết được nguồn cải cách tiền lương, tăng lương thì thu nhập tăng thêm và khen thưởng, phúc lợi cuối năm sẽ bớt đi", vị này nói và nhận xét các đơn vị hưởng ngân sách được tăng rõ rệt nhất.
Đơn vị hưởng lương từ ngân sách sẽ vuiTheo đại diện Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM (trực thuộc Sở Y tế), khi tăng lương cơ sở 30% thì công chức thuộc Chi cục rất vui và giải quyết được vấn đề tiền lương tại đơn vị. Khi chưa tăng 30%, một chuyên viên mới ra trường, bậc 1, hệ số 2,34 sẽ có mức lương 4,5 triệu đồng; cộng thu nhập tăng thêm 1,5 theo Nghị quyết 08/2023 của HĐND TP.HCM (quy định mức chi thu nhập tăng thêm tối đa là 1,8 lần mức lương ngạch, bậc, chức vụ và chi thu nhập tăng thêm không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của thành phố) là gần 7 triệu đồng. Như vậy, một chuyên viên mới ra trường thu nhập hằng tháng trước đây gần 11,5 triệu đồng; còn theo mức lương mới, cộng với 1,5 theo Nghị quyết 08, chuyên viên này sẽ nhận tổng cộng 15 triệu đồng. Với người thâm niên có hệ số lương cao thì thu nhập cũng sẽ cao hơn. Và như vậy, công chức Chi cục sẽ sống được bằng lương.
Theo giám đốc một đơn vị hưởng lương từ ngân sách khác thuộc Sở Y tế TP.HCM, việc tăng 30% lương cơ sở, cộng với Nghị quyết 08 sẽ giúp đơn vị giải quyết được việc tuyển dụng, giữ chân nhân viên và thu hút được nhân lực. Nhưng đơn vị còn nuôi lực lượng lao động khá đông, lực lượng này không được hưởng Nghị quyết 08 nên đơn vị phải tự san sẻ cho nhau.
Vừa phấn khởi vừa loKhi nghe từ ngày 1.7 tăng 30% lương cơ sở, gần 1.000 cán bộ, viên chức BV rất phấn khởi. Nhưng mong rằng các nhu yếu phẩm khác ổn định thì mới yên tâm được. Ở góc độ quản lý Nhà nước, là giám đốc BV, chúng tôi thấy băn khoăn, vì từ đây tới tết, BV sẽ bù đắp khoảng 7,5 tỉ đồng từ nguồn cải cách tiền lương. Nếu bù hết khoản đó thì không biết làm sao nếu không điều chỉnh giá khám chữa bệnh BHYT ngay từ bây giờ.
Giám đốc một bệnh viện hạng 1 tại TP.HCM